Kỹ thuật Đầm bê tông

01:36 |

Kỹ thuật Đm bê tông

Đầm bê tông là một công đoạn trong công tác (hay công việc) đúc bê tông và bê tông cốt thép. Công đoạn này, chính là việc làm chặt kết cấu bê tông, ngay khi còn ở dạng vữa, vừa được đổ vào khuôn đúc, trước khi bê tông bắt đầu đông kết, bằng các tác động chấn động từ bên ngoài bề mặt hay từ trong lòng của kết cấu bê tông.
Mc đích
Vữa bê tông là một loại vật liệu hỗn hợp của các loại vật liệu hạt rời, cỡ hạt từ mịn đến thô. Trong lòng vữa bê tông, kể cả tới khi đã được đổ (hay còn gọi là rải) vàokhuôn đúc bê tông, vẫn còn độ rỗng rất lớn. Nếu cứ để tồn tại độ rỗng như vậy, sau khi bê tông đã ninh kết và đóng rắn, thì kết cấu bê tông trở nên xốp, không đặc chắc, không đồng nhất và chịu lực kém. Đối với kết cấu bê tông cốt thép, trước khi đổ bê tông bắt buộc đã phải có cốt thép trong khuôn đúc, mà khoảng cách giữa các cốt thép thường nhỏ hẹp, để vữa bê tông luồn qua được các khoảng cách này thường cần phải có lực dồn đẩy từ bên ngoài. Do đó, khi đúc các kết cấu bê tông và kết cấu bê tông cốt thép, cần phải tiến hành công đoạn đầm bê tông, sau khi đã đổ (hay rải) vữa bê tông vào khuôn, nhằm làm giảm tới mức tối đa độ rỗng của kết cấu bê tông, đảm bảo vữa bê tông chảy qua mọi khoảng hở giữa các cốt thép và tới được mọi điểm của kết cấu, bao bọc được hoàn toàn cốt thép, loại bỏ các hiện tượng rỗ và rỗng của kết cấu bê tông.
Các phương thc đm bê tông
Có hai phương thức đầm bê tông, đó là: đầm ngoài và đầm trong. Phương thức đầm ngoài lại được chia thành: phương thức đầm mặt và phương thức đầm cạnh. Trong mỗi phương thức: đầm trong, đầm mặt và đầm cạnh, thì đều có thể thi công theo hai phương thức đầm thủ công (tức là bằng tay) và đầm bằng máy.
Phương thức đầm trong lòng kết cấu bê tông
Trong phương thức đầm trong, người ta tìm cách đưa nguồn gây chấn động vào sâu trong lòng khối vữa bê tông vừa đổ để làm đặc chắc nó. Phương thức đầm trong (còn gọi là đầm sâu) thường áp dụng để đầm các kết cấu có chiều sâu lớn, như: cột, tường, đài móng, móng máy, kết cấu bê tông khối lớn, đê, đập,... Ở phương thức đầm này, khi thi công bằng máy, người ta thường sử dụng một loại thiết bị đầm gọi là máy đầm dùi.
Phương thức đầm bên ngoài kết cấu bê tông
Phương thức đầm mặt thoáng của kết cấu bê tông
Phương thức này, thường được thực hiện cho những kết cấu có diện mặt thoáng lớn. trong xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp, thì các kết cấu bê tông dùng phương thức đầm này thường có chiều dày (hay chiều sâu) nhỏ dưới 180 mm, như: kết bản sàn, nền đường bê tông, nền nhà, nền sân bay,... Khi dùng phương thức thi công bằng máy, đối với kết cấu mỏng, thì máy đầm mặt được dùng để đầm là loại máy đầm bàn.
Nhưng đối với các công trình thủy như: đê, đập thủy điện,... thì các kết cấu bê tông dùng phương thức đầm mặt này có thể có chiều sâu lớn, khi đó thường phải thi công bằng máy với loại máy đầm đặc biệt (xe lu,...), dùng loại bê tông đặc biệt (bê tông đầm lăn, thường có độ sụt bằng 0) và phương thức đầm mặt đặc biệt (gọi là phương thức đầm lăn).
Phương thức đầm cạnh khuôn đúc bê tông
Đây là phương thức tạo các chấn động trong hệ thống khuôn đúc bê tông, qua đó truyền các tác động này sang vữa bê tông nằm trong khuôn, làm cho bê tông được đặc chắc. Phương thức này thường sử dụng cho các kết cấu bê tông dạng thành đứng, có bề dày (tức là khoảng cách giữa hai ván khuôn thành hai bên) nhỏ, như kết cấu tường, kết cấu cột, hay các cấu kiện bê tông đúc sẵn. Trong phương thức này có thể gây chấn động ở lần lượt từng phần hay có thể toàn bộ hệ khuôn đúc bê tông. Nếu đầm chấn động từng phần thì có thể dùng cho các kết cấu đổ tại chỗ như cột hay tường bê tông. Lúc này đối với đầm máy thì có thể treo thiết bị rung vào từng điểm của ván khuôn thành, tạo rung cục bộ để làm chặt kết cấu bê tông tại vùng xung quanh điểm treo máy rung. Nếu kết cấu nhỏ có thể dùng phương pháp thi công thủ công bằng cách lấy búa gõ ở từng vùng của ván khuôn thành.
Các cấu kiện bê tông đúc sẵn, dùng để chế tạo các cấu kiện cho các công trình thi công theo công nghệ thi công lắp ghép, được chế tạo tại nhà máy, nên thường phải khống chế kích thước. Do đó đối với các cấu kiện này thì thường sử dụng phương thức đầm cạnh toàn phần, có nghĩa là rung toàn bộ hệ thống khuôn đúc. Ví dụ: để đúc các đoạn ống cống bê tông, thường có kích thước như sau: dài 1 ÷ 2 m, đường kính 0,6 ÷ 1,8 m, người ta đặt toàn bộ hệ khuôn đúc trên một bàn rung kích thước khoảng (3,0 x 3,0) m, và rung toàn bộ hệ thống bằng một thiết bị rung chạy điện 3 pha.
Trường hợp đặc biệt đối với cấu kiện bê tông đúc sẵn có dạng ống tròn như: ống cống, cột điện ly tâm, người ta sử dụng một phương thức đầm cạnh đặc biệt là áp dụng nguyên lý ly tâm của chuyển động quay để đầm bê tông. Khi đó hệ khuôn đúc chỉ có một lớp tròn bên ngoài, đổ vữa bê tông vào trong, cho hệ khuôn đúc quay tròn quanh trục của nó, nhờ có lực ly tâm mà vữa được đẩy ra giáp thành khuôn đúc và phân bố dày đặc quanh thành, đảm bảo độ đặc chắc của kết cấu bê tông.
Đm bê tông th công
Đặc điểm và phạm vi áp dụng
Đầm bê tông bằng thủ công chất lượng không tốt vì khi đầm bê tông bằng thủ công độ đặc chắc của bê tông kém hơn đầm bê tông bằng máy. Chỉ nên sử dụng đầm bê tông thủ công khi không có máy đầm hoặc không thể đầm bê tông bằng máy được. Khi đầm bê tông bằng thủ công, vữa bê tông cần phải được chế tạo với độ sụt không nhỏ hơn 6 cm (lớn hơn đầm bằng máy, lượng nước chế trộn cần nhiều hơn), đồng thời để đảm bảo chất lượng vữa bê tông tương đương đầm máy thì lượng xi măng cũng cần phải tăng lên thêm 10-15% so với đầm máy (giữ một tỷ lệ nước trên xi măng ổn định).
Đầm bê tông bằng thủ công cũng có đầy đủ cả 3 phương thức: đầm trong (dùng thép tròn, xà beng để nhồi chọc đối với kết cấu sâu), đầm mặt (đầm gang, đầm sắt nặng 6–10 kg), đầm cạnh (búa gõ vào mặt ngoài cốp pha).


GIỚI THIỆU, CÁCH SỬ DỤNG MÁY ĐẦM DÙI HIỆU QUẢ

01:29 |

GIỚI THIỆU, CÁCH SỬ DỤNG MÁY ĐẦM DÙI HIỆU QUẢ


Máy Lạc Hồng  xin cung cấp một vài thông tin liên quan đến máy đầm dùi tới khách hàng để quý khách hiểu hơn về sản phẩm và sử dụng sản phẩm tốt hơn:
Đầm dùi là loại đầm dân dụng hay dùng, có loại dùng motor điện, có loại dùng động cơ. Khi đổ bê tông cột hay đà, phải dùng cái dùi cho vào rung trong cột hay đà khi bê tông còn loãng. Làm cho rung để bê tông nèn chặt lại.
Dùng loại đầmdùi  giúp đảm bảo nèn chặt bê tông đồng đều (ít lỗi) bề mặt bê tông đẹp. Không như phương pháp thủ công chỉ dùng thanh sắt sọc và gõ ván khuôn ( gây nhiều lỗi và rỗ bề mặt)


Phương pháp, cách sử dụng đầm dùi


-Phải đảm bảo sau khi đầm bê tông không được đầm quá chặt và không bị rỗ
- Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ, dấu hiệu để nhận biết là vữa bê tông nổi lên bề mặt mà bọt khí không còn nữa.
- Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước đó 10 cm.
- Bắt đầu đầm từ vị trí đổ bê tông lan ra các phía và góc đầm phải là 90 độ là tốt nhất, góc nghiêng sẽ làm cho bê tông bị phân tầng.

[Tổng hợp] Những lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức xử phạt cụ thể

18:34 |

[Tổng hợp] Những lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức xử phạt cụ thể


Trong quá trình vận hành xe, ô tô cũng như mô tô và xe máy, việc nắm vững luật giao thông không chỉ giúp bạn di chuyển an toàn, bảo vệ tính mạng cho bản thân mình, người thân của mình mà còn là cho người khác. Bên cạnh việc hiểu biết về biển báo, hiệu lệnh và các tín hiệu giao thông, người tham gia giao thông còn phải nắm được những thông tin về các lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ thường gặp và mức xử phạt cụ thể cho từng lỗi đó... để đảm bảo rằng bạn có thực sự được xử "đúng người đúng tội" hay không, tránh bị CSGT xử "ép" khi lưu thông trên đường.

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt, đã có nhiều sự điều chỉnh về mức xử phạt cho các lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ. Dưới đây là các lỗi cơ bản mà chúng ta thường gặp phải và mức phạt cụ thể tương ứng cho từng lỗi, mời các bạn cùng tham khảo.

Mỗi lỗi vi phạm sẽ được trình bày theo dạng như sau: [Số thứ tự]. [Lỗi vi phạm] -->> [Mức xử phạt]

1.
 Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. -->> 100.000 - 200.000
2. Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ. -->> 100.000 - 200.000

3. Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ. -->> 100.000 - 200.000
4. Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết. -->>100.000 - 200.000
5. Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe. -->> 100.000 - 200.000
6. Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau; xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định. -->>100.000 - 200.000

7. Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm i Khoản 4 Điều này. -->> 100.000 - 200.000

8. Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau. -->> 100.000 - 200.000

9. Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. -->> 100.000 - 200.000

10. Người điều khiển, người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy. -->> 100.000 - 200.000

11. Chở người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy. -->> 100.000 - 200.000

12. Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước. -->> 300.000 - 400.000

13. Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định. -->> 300.000 - 400.000

14. Để người ngồi trên buồng lái quá số lượng quy định. -->> 300.000 - 400.000

15. Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính. -->> 300.000 - 400.000

16. Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. -->> 300.000 - 400.000

17. Xe được quyền ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ không có tín hiệu còi, cờ, đèn theo đúng quy định -->>300.000 - 400.000

18. Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn. -->> 300.000 - 400.000

19. Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường. -->> 300.000 - 400.000

20. Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư. -->> 300.000 - 400.000

21. Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”. -->> 300.000 - 400.000

22. Lùi xe ở đường một chiều, ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước. -->> 300.000 - 400.000

23. Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn. -->> 300.000 - 400.000

24. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h -->> 600.000 - 800.000

25. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. -->> 600.000 - 800.000

26. Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ. -->> 600.000 - 800.000

27. Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt. -->> 600.000 - 800.000

28. Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ. -->> 600.000 - 800.000

29. Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ, để xe ở hè phố. -->>600.000 - 800.000

30. Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. -->> 600.000 - 800.000

31. Xe không được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên. -->> 600.000 - 800.000, Giữ GPLX 30 ngày. Tịch thu còi, cờ, đèn sử dụng trái quy định.

32. Xe ô tô kéo theo từ hai xe ô tô khác trở lên; xe ô tô đẩy xe khác; xe ô tô kéo xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy hoặc kéo lê vật trên đường; xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo rơ moóc hoặc xe khác.-->> 600.000 - 800.000, giữ GPLX 2 tháng.

33. Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển. -->> 600.000 - 800.000

34. Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. -->> 600.000 - 800.000

--//--​

Dưới đây là một số mức phạt liên quan đến các hành vi gây nguy hiểm cho người đi đường như: vượt tốc độ, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, điều khiển xe sau khi uống rượu bia, điều khiển xe khi trong người có chất ma túy... Tất cả các lỗi này đều được xử phạt khá nặng và thường kèm theo việc giữ giấy phép lái xe, các bạn nên chú ý tránh vi phạm những lỗi này.

Mức xử phạt này được trích lược trong toàn văn Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Thời gian nghị định có hiệu lực chính thức là kể từ ngày 01/01/2014.

1. Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 2 tháng.

2. Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 1 tháng.

3. Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 1 tháng.

4. Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép. -->> 800.000 - 1.200.000.

5. Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông. -->> 800.000 - 1.200.000

6. Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 1 tháng.

7. Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 2 tháng.

8. Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 2 tháng.

9. Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; quay đầu xe, lui xe trên đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định ghi trên biển báo hiệu về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 1 tháng.

10. Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 1 tháng.

11. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. -->> 2.000.000 - 3.000.000.
12. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định. -->> 2.000.000 - 3.000.000, giữ GPLX 1 tháng.

13. Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái. -->> 2.000.000 - 3.000.000, giữ GPLX 2 tháng.

14. Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật. -->> 2.000.000 - 3.000.000.

15. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h. -->> 4.000.000 - 6.000.000, giữ GPLX 1 tháng.

16. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. -->> 4.000.000 - 6.000.000, giữ GPLX 2 tháng.

17. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. -->> 7.000.000 - 8.000.000.

18. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. -->> 7.000.000 - 8.000.000, giữ GPLX 2 tháng. 

19. Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông. -->> 7.000.000 - 8.000.000.

20. Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ. -->> 7.000.000 - 8.000.000, nếu tái phạm giữ GPLX 4 tháng.

21. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. -->> 10.000.000 - 15.000.000.

22. Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ. -->> 10.000.000 - 15.000.000, giữ GPLX 4 tháng.

23. Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. -->> Tước quyền sử dụng GPLX 24 tháng (trong trường hợp có GPLX) hoặc phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (trong trường hợp không có GPLX hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng GPLX)

24. Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ. -->> 10.000.000 - 15.000.000, giữ GPLX 2 tháng.

Nguồn tổng hợp
Được tạo bởi Blogger.

Máy uốn cắt sắt trung quốc

Tổng số lượt xem trang

Kỹ thuật Đầm bê tông

Kỹ thuật Đầm bê tông

Kỹ thuật Đm bê tông

Đầm bê tông là một công đoạn trong công tác (hay công việc) đúc bê tông và bê tông cốt thép. Công đoạn này, chính là việc làm chặt kết cấu bê tông, ngay khi còn ở dạng vữa, vừa được đổ vào khuôn đúc, trước khi bê tông bắt đầu đông kết, bằng các tác động chấn động từ bên ngoài bề mặt hay từ trong lòng của kết cấu bê tông.
Mc đích
Vữa bê tông là một loại vật liệu hỗn hợp của các loại vật liệu hạt rời, cỡ hạt từ mịn đến thô. Trong lòng vữa bê tông, kể cả tới khi đã được đổ (hay còn gọi là rải) vàokhuôn đúc bê tông, vẫn còn độ rỗng rất lớn. Nếu cứ để tồn tại độ rỗng như vậy, sau khi bê tông đã ninh kết và đóng rắn, thì kết cấu bê tông trở nên xốp, không đặc chắc, không đồng nhất và chịu lực kém. Đối với kết cấu bê tông cốt thép, trước khi đổ bê tông bắt buộc đã phải có cốt thép trong khuôn đúc, mà khoảng cách giữa các cốt thép thường nhỏ hẹp, để vữa bê tông luồn qua được các khoảng cách này thường cần phải có lực dồn đẩy từ bên ngoài. Do đó, khi đúc các kết cấu bê tông và kết cấu bê tông cốt thép, cần phải tiến hành công đoạn đầm bê tông, sau khi đã đổ (hay rải) vữa bê tông vào khuôn, nhằm làm giảm tới mức tối đa độ rỗng của kết cấu bê tông, đảm bảo vữa bê tông chảy qua mọi khoảng hở giữa các cốt thép và tới được mọi điểm của kết cấu, bao bọc được hoàn toàn cốt thép, loại bỏ các hiện tượng rỗ và rỗng của kết cấu bê tông.
Các phương thc đm bê tông
Có hai phương thức đầm bê tông, đó là: đầm ngoài và đầm trong. Phương thức đầm ngoài lại được chia thành: phương thức đầm mặt và phương thức đầm cạnh. Trong mỗi phương thức: đầm trong, đầm mặt và đầm cạnh, thì đều có thể thi công theo hai phương thức đầm thủ công (tức là bằng tay) và đầm bằng máy.
Phương thức đầm trong lòng kết cấu bê tông
Trong phương thức đầm trong, người ta tìm cách đưa nguồn gây chấn động vào sâu trong lòng khối vữa bê tông vừa đổ để làm đặc chắc nó. Phương thức đầm trong (còn gọi là đầm sâu) thường áp dụng để đầm các kết cấu có chiều sâu lớn, như: cột, tường, đài móng, móng máy, kết cấu bê tông khối lớn, đê, đập,... Ở phương thức đầm này, khi thi công bằng máy, người ta thường sử dụng một loại thiết bị đầm gọi là máy đầm dùi.
Phương thức đầm bên ngoài kết cấu bê tông
Phương thức đầm mặt thoáng của kết cấu bê tông
Phương thức này, thường được thực hiện cho những kết cấu có diện mặt thoáng lớn. trong xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp, thì các kết cấu bê tông dùng phương thức đầm này thường có chiều dày (hay chiều sâu) nhỏ dưới 180 mm, như: kết bản sàn, nền đường bê tông, nền nhà, nền sân bay,... Khi dùng phương thức thi công bằng máy, đối với kết cấu mỏng, thì máy đầm mặt được dùng để đầm là loại máy đầm bàn.
Nhưng đối với các công trình thủy như: đê, đập thủy điện,... thì các kết cấu bê tông dùng phương thức đầm mặt này có thể có chiều sâu lớn, khi đó thường phải thi công bằng máy với loại máy đầm đặc biệt (xe lu,...), dùng loại bê tông đặc biệt (bê tông đầm lăn, thường có độ sụt bằng 0) và phương thức đầm mặt đặc biệt (gọi là phương thức đầm lăn).
Phương thức đầm cạnh khuôn đúc bê tông
Đây là phương thức tạo các chấn động trong hệ thống khuôn đúc bê tông, qua đó truyền các tác động này sang vữa bê tông nằm trong khuôn, làm cho bê tông được đặc chắc. Phương thức này thường sử dụng cho các kết cấu bê tông dạng thành đứng, có bề dày (tức là khoảng cách giữa hai ván khuôn thành hai bên) nhỏ, như kết cấu tường, kết cấu cột, hay các cấu kiện bê tông đúc sẵn. Trong phương thức này có thể gây chấn động ở lần lượt từng phần hay có thể toàn bộ hệ khuôn đúc bê tông. Nếu đầm chấn động từng phần thì có thể dùng cho các kết cấu đổ tại chỗ như cột hay tường bê tông. Lúc này đối với đầm máy thì có thể treo thiết bị rung vào từng điểm của ván khuôn thành, tạo rung cục bộ để làm chặt kết cấu bê tông tại vùng xung quanh điểm treo máy rung. Nếu kết cấu nhỏ có thể dùng phương pháp thi công thủ công bằng cách lấy búa gõ ở từng vùng của ván khuôn thành.
Các cấu kiện bê tông đúc sẵn, dùng để chế tạo các cấu kiện cho các công trình thi công theo công nghệ thi công lắp ghép, được chế tạo tại nhà máy, nên thường phải khống chế kích thước. Do đó đối với các cấu kiện này thì thường sử dụng phương thức đầm cạnh toàn phần, có nghĩa là rung toàn bộ hệ thống khuôn đúc. Ví dụ: để đúc các đoạn ống cống bê tông, thường có kích thước như sau: dài 1 ÷ 2 m, đường kính 0,6 ÷ 1,8 m, người ta đặt toàn bộ hệ khuôn đúc trên một bàn rung kích thước khoảng (3,0 x 3,0) m, và rung toàn bộ hệ thống bằng một thiết bị rung chạy điện 3 pha.
Trường hợp đặc biệt đối với cấu kiện bê tông đúc sẵn có dạng ống tròn như: ống cống, cột điện ly tâm, người ta sử dụng một phương thức đầm cạnh đặc biệt là áp dụng nguyên lý ly tâm của chuyển động quay để đầm bê tông. Khi đó hệ khuôn đúc chỉ có một lớp tròn bên ngoài, đổ vữa bê tông vào trong, cho hệ khuôn đúc quay tròn quanh trục của nó, nhờ có lực ly tâm mà vữa được đẩy ra giáp thành khuôn đúc và phân bố dày đặc quanh thành, đảm bảo độ đặc chắc của kết cấu bê tông.
Đm bê tông th công
Đặc điểm và phạm vi áp dụng
Đầm bê tông bằng thủ công chất lượng không tốt vì khi đầm bê tông bằng thủ công độ đặc chắc của bê tông kém hơn đầm bê tông bằng máy. Chỉ nên sử dụng đầm bê tông thủ công khi không có máy đầm hoặc không thể đầm bê tông bằng máy được. Khi đầm bê tông bằng thủ công, vữa bê tông cần phải được chế tạo với độ sụt không nhỏ hơn 6 cm (lớn hơn đầm bằng máy, lượng nước chế trộn cần nhiều hơn), đồng thời để đảm bảo chất lượng vữa bê tông tương đương đầm máy thì lượng xi măng cũng cần phải tăng lên thêm 10-15% so với đầm máy (giữ một tỷ lệ nước trên xi măng ổn định).
Đầm bê tông bằng thủ công cũng có đầy đủ cả 3 phương thức: đầm trong (dùng thép tròn, xà beng để nhồi chọc đối với kết cấu sâu), đầm mặt (đầm gang, đầm sắt nặng 6–10 kg), đầm cạnh (búa gõ vào mặt ngoài cốp pha).


GIỚI THIỆU, CÁCH SỬ DỤNG MÁY ĐẦM DÙI HIỆU QUẢ

GIỚI THIỆU, CÁCH SỬ DỤNG MÁY ĐẦM DÙI HIỆU QUẢ

GIỚI THIỆU, CÁCH SỬ DỤNG MÁY ĐẦM DÙI HIỆU QUẢ


Máy Lạc Hồng  xin cung cấp một vài thông tin liên quan đến máy đầm dùi tới khách hàng để quý khách hiểu hơn về sản phẩm và sử dụng sản phẩm tốt hơn:
Đầm dùi là loại đầm dân dụng hay dùng, có loại dùng motor điện, có loại dùng động cơ. Khi đổ bê tông cột hay đà, phải dùng cái dùi cho vào rung trong cột hay đà khi bê tông còn loãng. Làm cho rung để bê tông nèn chặt lại.
Dùng loại đầmdùi  giúp đảm bảo nèn chặt bê tông đồng đều (ít lỗi) bề mặt bê tông đẹp. Không như phương pháp thủ công chỉ dùng thanh sắt sọc và gõ ván khuôn ( gây nhiều lỗi và rỗ bề mặt)


Phương pháp, cách sử dụng đầm dùi


-Phải đảm bảo sau khi đầm bê tông không được đầm quá chặt và không bị rỗ
- Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ, dấu hiệu để nhận biết là vữa bê tông nổi lên bề mặt mà bọt khí không còn nữa.
- Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước đó 10 cm.
- Bắt đầu đầm từ vị trí đổ bê tông lan ra các phía và góc đầm phải là 90 độ là tốt nhất, góc nghiêng sẽ làm cho bê tông bị phân tầng.

[Tổng hợp] Những lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức xử phạt cụ thể

[Tổng hợp] Những lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức xử phạt cụ thể

[Tổng hợp] Những lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức xử phạt cụ thể


Trong quá trình vận hành xe, ô tô cũng như mô tô và xe máy, việc nắm vững luật giao thông không chỉ giúp bạn di chuyển an toàn, bảo vệ tính mạng cho bản thân mình, người thân của mình mà còn là cho người khác. Bên cạnh việc hiểu biết về biển báo, hiệu lệnh và các tín hiệu giao thông, người tham gia giao thông còn phải nắm được những thông tin về các lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ thường gặp và mức xử phạt cụ thể cho từng lỗi đó... để đảm bảo rằng bạn có thực sự được xử "đúng người đúng tội" hay không, tránh bị CSGT xử "ép" khi lưu thông trên đường.

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt, đã có nhiều sự điều chỉnh về mức xử phạt cho các lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ. Dưới đây là các lỗi cơ bản mà chúng ta thường gặp phải và mức phạt cụ thể tương ứng cho từng lỗi, mời các bạn cùng tham khảo.

Mỗi lỗi vi phạm sẽ được trình bày theo dạng như sau: [Số thứ tự]. [Lỗi vi phạm] -->> [Mức xử phạt]

1.
 Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. -->> 100.000 - 200.000
2. Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ. -->> 100.000 - 200.000

3. Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ. -->> 100.000 - 200.000
4. Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết. -->>100.000 - 200.000
5. Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe. -->> 100.000 - 200.000
6. Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau; xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định. -->>100.000 - 200.000

7. Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm i Khoản 4 Điều này. -->> 100.000 - 200.000

8. Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau. -->> 100.000 - 200.000

9. Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. -->> 100.000 - 200.000

10. Người điều khiển, người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy. -->> 100.000 - 200.000

11. Chở người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy. -->> 100.000 - 200.000

12. Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước. -->> 300.000 - 400.000

13. Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định. -->> 300.000 - 400.000

14. Để người ngồi trên buồng lái quá số lượng quy định. -->> 300.000 - 400.000

15. Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính. -->> 300.000 - 400.000

16. Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. -->> 300.000 - 400.000

17. Xe được quyền ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ không có tín hiệu còi, cờ, đèn theo đúng quy định -->>300.000 - 400.000

18. Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn. -->> 300.000 - 400.000

19. Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường. -->> 300.000 - 400.000

20. Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư. -->> 300.000 - 400.000

21. Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”. -->> 300.000 - 400.000

22. Lùi xe ở đường một chiều, ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước. -->> 300.000 - 400.000

23. Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn. -->> 300.000 - 400.000

24. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h -->> 600.000 - 800.000

25. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. -->> 600.000 - 800.000

26. Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ. -->> 600.000 - 800.000

27. Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt. -->> 600.000 - 800.000

28. Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ. -->> 600.000 - 800.000

29. Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ, để xe ở hè phố. -->>600.000 - 800.000

30. Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. -->> 600.000 - 800.000

31. Xe không được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên. -->> 600.000 - 800.000, Giữ GPLX 30 ngày. Tịch thu còi, cờ, đèn sử dụng trái quy định.

32. Xe ô tô kéo theo từ hai xe ô tô khác trở lên; xe ô tô đẩy xe khác; xe ô tô kéo xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy hoặc kéo lê vật trên đường; xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo rơ moóc hoặc xe khác.-->> 600.000 - 800.000, giữ GPLX 2 tháng.

33. Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển. -->> 600.000 - 800.000

34. Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. -->> 600.000 - 800.000

--//--​

Dưới đây là một số mức phạt liên quan đến các hành vi gây nguy hiểm cho người đi đường như: vượt tốc độ, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, điều khiển xe sau khi uống rượu bia, điều khiển xe khi trong người có chất ma túy... Tất cả các lỗi này đều được xử phạt khá nặng và thường kèm theo việc giữ giấy phép lái xe, các bạn nên chú ý tránh vi phạm những lỗi này.

Mức xử phạt này được trích lược trong toàn văn Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Thời gian nghị định có hiệu lực chính thức là kể từ ngày 01/01/2014.

1. Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 2 tháng.

2. Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 1 tháng.

3. Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 1 tháng.

4. Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép. -->> 800.000 - 1.200.000.

5. Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông. -->> 800.000 - 1.200.000

6. Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 1 tháng.

7. Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 2 tháng.

8. Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 2 tháng.

9. Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; quay đầu xe, lui xe trên đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định ghi trên biển báo hiệu về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 1 tháng.

10. Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng. -->> 800.000 - 1.200.000, giữ GPLX 1 tháng.

11. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. -->> 2.000.000 - 3.000.000.
12. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định. -->> 2.000.000 - 3.000.000, giữ GPLX 1 tháng.

13. Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái. -->> 2.000.000 - 3.000.000, giữ GPLX 2 tháng.

14. Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật. -->> 2.000.000 - 3.000.000.

15. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h. -->> 4.000.000 - 6.000.000, giữ GPLX 1 tháng.

16. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. -->> 4.000.000 - 6.000.000, giữ GPLX 2 tháng.

17. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. -->> 7.000.000 - 8.000.000.

18. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. -->> 7.000.000 - 8.000.000, giữ GPLX 2 tháng. 

19. Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông. -->> 7.000.000 - 8.000.000.

20. Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ. -->> 7.000.000 - 8.000.000, nếu tái phạm giữ GPLX 4 tháng.

21. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. -->> 10.000.000 - 15.000.000.

22. Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ. -->> 10.000.000 - 15.000.000, giữ GPLX 4 tháng.

23. Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. -->> Tước quyền sử dụng GPLX 24 tháng (trong trường hợp có GPLX) hoặc phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (trong trường hợp không có GPLX hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng GPLX)

24. Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ. -->> 10.000.000 - 15.000.000, giữ GPLX 2 tháng.

Nguồn tổng hợp